086 842 1386

Thông Báo Tập Trung Kinh Tế

Tập trung kinh tế là khái niệm được quy định trong luật cạnh tranh. Thị trường hoạt động theo cơ chế cạnh tranh, khi số lượng các doanh nghiệp độc lập càng lớn mức độ cạnh tranh càng cao. Do vậy, nhiều doanh nghiệp hiện nay có xu hướng tập trung kinh tế nhằm mục đích tạo lập một doanh nghiệp với tiềm lực mạnh mẽ hơn cả về quy mô và tài chính sau khi tập trung từ đó duy trì được sức mạnh trên thị trường. Tuy nhiên hành vi tập trung kinh tế của doanh nghiệp tùy trường hợp cần phải có thông báo khi thuộc ngưỡng phải thông báo theo quy định của luật và phải làm hồ sơ thông báo đến cơ quan có thẩm quyền. Để giúp các cá nhân doanh nghiệp hoàn thành thủ tục nhanh chóng Công ty luật Thuỳ Dương xin tư vấn dịch vụ thực hiện thông báo tập trung kinh tế như sau:

Quy định pháp luật về thông báo tập trung kinh tế:

  • Luật số: 23/2018/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2018 – Luật cạnh tranh
  • Nghị định: 35/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2020 – Quy định chi tiết một số điều của luật cạnh tranh
  • Nghị định số 03/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2023 – Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
  • Quyết định: số 28/QĐ-CT ngày 19 tháng 5 năm 2023 – Ban hành Mẫu thông báo tập trung kinh tế

Cơ quan có thẩm quyền

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – uỷ ban cạnh tranh bảo vệ người tiêu dùng (cục cạnh tranh bảo vệ người tiêu dùng)

Các hình thức tập trung kinh tế

  • Sáp nhập doanh nghiệp
  • Hợp nhất doanh nghiệp
  • Mua lại doanh nghiệp
  • Liên doanh giữa các doanh nghiệp
  • Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật

Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế

Các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế, phải thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi thực hiện tập trung kinh tế nếu thuộc trong một trong các trường hợp sau đây:

  • Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;
  • Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;
  • Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế từ 1.000 tỷ đồng trở lên;
  • Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế.”

Hồ sơ thực hiện thông báo tập trung kinh tế

Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế bao gồm:

  • Thông báo tập trung kinh tế theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;
  • Dự thảo nội dung thỏa thuận tập trung kinh tế hoặc dự thảo hợp đồng, biên bản ghi nhớ việc tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp;
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
  • Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm thông báo tập trung kinh tế đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;
  • Danh sách các công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị phụ thuộc khác của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế (nếu có);
  • Danh sách các loại hàng hóa, dịch vụ mà từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đang kinh doanh;
  • Thông tin về thị phần trong lĩnh vực dự định tập trung kinh tế của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế;
  • Phương án khắc phục khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của việc tập trung kinh tế;
  • Báo cáo đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế.”

Thời gian thực hiện thông báo tập trung kinh tế

  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.
  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế.
  • Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ.

Các hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế

  • Doanh nghiệp không thực hiện thông báo theo quy định.
  • Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế khi chưa có thông báo kết quả thẩm định sơ bộ của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trừ trường hợp hết thời hạn quy định mà Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ.
  • Doanh nghiệp thuộc trường hợp phải thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế mà thực hiện việc tập trung kinh tế khi Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra quyết định.
  • Doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ điều kiện được thể hiện trong quyết định về tập trung kinh tế.
  • Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế trong trường hợp bị cấm.
  • Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế bị cấm thực hiện.

 

LUẬT THÙY DƯƠNG hy vọng cung cấp được các thông tin cần thiết về thông báo tập trung kinh tế trong luật cạnh tranh. Nếu quý vị cần hỗ trợ về thủ tục, hồ sơ… xin vui lòng liên hệ:

  • Hotline:  0979345998
  • Email: tuvanluatthuyduong@gmail.com
Chat Zalo