XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỚI NHÃN HIỆU VÀ QUY TRÌNH XỬ LÝ
XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỚI NHÃN HIỆU VÀ QUY TRÌNH XỬ LÝ
Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và đặc biệt việc xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là một trong các vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến uy tín cũng như lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp là chủ sở hữu nhãn hiệu. Việc xâm phạm quyền với nhãn hiệu thực sự là một vấn đề đáng quan tâm của mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh và phát triển thương hiệu.
Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn pháp luật trong lĩnh vực tư vấn sở hữu trí tuệ. Luật Thùy Dương đưa ra các tư vấn hỗ trợ dưới đây với mong muốn giải đáp được những bức xúc của Quý Khách hàng trong việc xử lý xâm phạm quyền liên quan tới nhãn hiệu.
1. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
Trước hết, các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
2. Quy trình xử lý vi phạm đối với hành vi xâm phạm
Quy trình xử lý vi phạm đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa bao gồm các bước sau:
a) Thu thập chứng cứ và chuẩn bị tài liệu:
Bước đầu khi xác định yếu tố, hành vi có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chủ thể quyền cần thu thập thông tin về bên vi phạm để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền hoặc làm căn cứ để khởi kiện chẳng hạn như thông tin về tên, địa chỉ của bên vi phạm, nơi sản xuất, nơi tàng trữ hàng vi phạm (nếu có).
Để có thể tiến hành xử lý hành vi xâm phạm quyền, chủ thể quyền cần cung cấp các tài liệu sau đây:
+ Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
+ Với trường hợp nhãn hiệu được license, ngoài Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Quý Khách hàng cần chuẩn bị bản sao có chứng thực Hợp đồng license đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ;
+ Mẫu sản phẩm vi phạm và mẫu sản phẩm bị vi phạm, hoặc;
+ Ảnh chụp sản phẩm, dịch vụ vi phạm và bị vi phạm;
+ Thông tin của bên vi phạm gồm tên công ty, địa điểm kinh doanh hoặc các giấy tờ tài liệu khác.
b) Giám định sở hữu trí tuệ
Giám định sở hữu trí tuệ là bước không bắt buộc, nhưng kết luận giám định lại là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm và được coi là nguồn chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Do đó, giám định sở hữu trí tuệ là bước nên thực hiện trước khi tiến hành xử lý vi phạm chính thức.
Tài liệu cần thiết cho việc giám định bao gồm:
+ Tờ khai theo mẫu;
+ Tài liệu chứng minh quyền của chủ thể quyền (bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu)
+ Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm của bên bị nghi ngờ (Mẫu vật hoặc ảnh chụp dấu hiệu vi phạm);
Thời hạn để giám định thường nằm trong khoảng từ 7 đến 15 ngày làm việc.
c) Xử lý vi phạm
Dựa vào kết quả giám định, chủ thể quyền có thể lựa chọn các phương án sau đây để xử lý hành vi xâm phạm quyền.
(1) Gửi thư cảnh báo
Với phương án này, Luật Thùy Dương sẽ gửi thư cảnh báo đến bên vi phạm. Nếu bên vi phạm không thực hiện các yêu cầu trên hoặc thực hiện không đầy đủ thì chủ thể quyền có thể xem xét phương án 2 dưới đây.
(2) Yêu cầu cơ quan chức năng áp dụng biện pháp hành chính để xử lý hành vi xâm phạm
Theo phương án này Luật Thùy Dương sẽ soạn thảo các tài liệu cần thiết và nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Tùy vào từng vụ việc và trường hợp cụ thể mà các lưu ý khi thu thập chứng cứ, mẫu hàng hóa/dịch vụ vi phạm cũng như lưu ý khi chuẩn bị tài liệu cần thiết nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ được Thùy Dương hỗ trợ làm rõ trong quá trình làm việc với Quý Khách hàng.
LUẬT THÙY DƯƠNG – Điểm tựa pháp lý vững chắc của nhiều khách hàng
Địa chỉ : Phòng 502, đường Vũ Phạm Hàm, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline : 0868421386(Thu Anh) Or 0886862681/0335069130 (A.Tú)
website: http://luatthuyduong.com/
Email : thuyduong1tv.company@gmail.com