0979720286

Chồng cũ có quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hay không?

Câu hỏi: Hiện tôi đang làm việc và sinh sống ở nước ngoài, chồng tôi ở Việt Nam. Chúng tôi có 1 con gái gần 7 tuổi hiện đang ở với ông bà ngoại. Nay vợ chồng tôi muốn giải quyết ly hôn nhưng điều kiện hiện tại không cho phép tôi về nước để giải quyết việc ly hôn, sau khi ly hôn tôi muốn nhận quyền nuôi con, chồng tôi đồng ý cho tôi nuôi con nhưng với điều kiện tôi phải là người viết đơn và nghi rõ trong đơn ly hôn không yêu cầu quyền cấp dưỡng sau khi ly hôn. Nhưng sau khi ly hôn tôi vẫn phải ở lại nước ngoài làm việc để có tiền nuôi con, hiện giờ bố mẹ tôi là người trực tiếp nuôi con tôi.

Hỏi: Vậy chồng tôi liệu có quyền đòi con lại không? Toà án quận huyện nào có quyền thụ lý giải quyết? Giải quyết trong vòng bao lâu và phí như thế nào? Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Về việc chồng bạn có quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

Căn cứ theo quy định tại Điều 84 về Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 như sau:

  1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
  2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

  1. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
  2. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
  3. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Đối với trường hợp này của bạn, nếu như người chồng cũ của bạn có căn cứ chứng minh về việc sau khi ly hôn chị được Tòa án giải quyết là người trực tiếp nuôi con mà không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì theo quy định tại Điều 84 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì chồng cũ của bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.

Do thông tin bạn cung cấp không rõ về việc bạn hỏi về thủ tục ly hôn do Tòa án nào giải quyết hay hỏi về vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con do Tòa án nào giải quyết do đó sẽ chia làm hai trường hợp như sau:

Về thẩm quyền giải quyết ly hôn:

+ Nơi nộp hồ sơ: nếu bạn là người viết đơn giải quyết thủ tục ly hôn thì nếu bạn giải quyết theo thủ tục thuận tình ly hôn thì bạn có thể nộp đơn tại Tòa án nhân dân quận, huyện nơi cư trú, làm việc của một trong hai bên vợ chồng.

+ Thời gian giải quyết:

Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Tòa án phải thụ lý vụ án, thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp án phí, người khởi kiện nộp cho tòa biên lai nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa thụ lý vụ án.

Trong thời hạn 15 ngày, nếu Tòa án hòa giải không thành, xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành, nếu hai bên đương sự không thay đổi nội dung yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

Căn cứ theo quy định tại Mục II của Nghị quyết 326/2016/UNTVQH14 quy định về mức án phí như sau:

+ Mức án phí sơ thẩm giải quyết ly hôn là 300.000 đồng.

+ Nếu tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng sẽ phải chịu án phí có giá ngạch như sau:

Stt Giá trị tranh chấp Mức án phí
1 Từ 6.000.000 đồng trở xuống 300.000 đồng
2 Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp
3 Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000. 000 đồng + 4% của phầngiá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
4 Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
5 Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
6 Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Về thẩm quyền giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

+ Nơi nộp hồ sơ: Đơn do chồng cũ của bạn gửi đơn yêu cầu  thì giải quyết tại Tòa án nhân dân nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú  (trước khi bạn đi nước ngoài).

+ Thời gian giải quyết:

Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 tháng đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 tháng đến 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

+ Tiền án phí: Không phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; không phải chịu án phí, lệ phí Tòa án đối với việc cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chat Zalo